chocontrelogo
quyen_gop_do_cu_cho_tre_ngheo

Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân khi ở nhà một mình

Những kỹ năng dưới đây giúp trẻ phát triển tính độc lập và tinh thần trách nhiệm, đồng thời có thể đem lại sự tự tin cho trẻ.

Không có một nghiên cứu nào chỉ rõ trẻ ở độ tuổi nào có thể tự lo cho bản thân khi ở nhà một mình. Dù vậy, một số dấu hiệu sau đây sẽ giúp nhận ra liệu con bạn đã sẵn sàng ở nhà một mình chưa. Trước hết, trẻ phải có mong muốn và sẵn sàng ở nhà một mình. Những trẻ dễ hoảng loạn hoặc bày tỏ thái độ không muốn ở nhà một mình có lẽ chưa sẵn sàng cho trách nhiệm này. Ngoài ra, con bạn phải có dấu hiệu nhận lấy trách nhiệm và nhận thức được nhu cầu của người khác, cũng như có thể cân nhắc những lựa chọn thay thế, đưa ra các quyết định độc lập.

daytretuchamsocbanthankhionhamotminh1


Không phải bé nào cũng có thể tự chăm sóc bản thân khi một mình

Những trẻ biết đi học đúng giờ, tự giải quyết vấn đề cá nhân, hoàn thành bài tập về nhà và việc nhà với sự giám sát rất ít từ người lớn, báo cho bạn biết trẻ đi đâu và khi nào về là những trẻ đã biết chăm sóc cho bản thân. Trên thực tế, nhiều trẻ biết làm những điều này thường ở độ tuổi 10-12. Cuối cùng, trẻ và bạn có thể dễ dàng thảo luận về những trăn trở và điều mà trẻ quan tâm. Bạn cần biết rằng, giao tiếp tốt giữa cha mẹ và trẻ là điều cần thiết để bảo đảm bất kỳ những nỗi sợ hãi hay vấn đề nào xảy ra khi ở nhà một mình của trẻ đều có thể nhanh chóng được thảo luận và xử lý rốt ráo.

 

Một vài trẻ có thể tự lo cho bản thân nếu đã được chuẩn bị cẩn thận. Đôi lúc, những đứa trẻ lớn hơn trong gia đình có thể lãnh trách nhiệm chăm sóc cho các trẻ nhỏ hơn. Dẫu thế, bạn cũng đừng quên rằng việc tự chăm sóc không phải dành cho mọi trẻ.

Nếu bạn còn đang cân nhắc việc liệu có thể để trẻ ở nhà một mình, trước tiên hãy tự vấn bản thân bằng những câu hỏi sau: Khu bạn sống hàng xóm có “an toàn” không? Gia đình bạn đã tập huấn phòng cháy chữa cháy chưa? Bạn có thường đi thẳng về nhà sau khi tan sở không? Nhà của bạn có an ninh không? Bạn và con có giao tiếp với nhau tốt không? Gần nhà bạn có ai tin cẩn để con bạn có thể tìm đến trong trường hợp khẩn cấp không? Con bạn có thể liên lạc đến nơi bạn đang làm việc khi cần thiết không? Con bạn có hay đánh nhau không?

Nếu bạn cảm thấy việc để trẻ ở nhà một mình là an toàn, hãy cân nhắc đến các vấn đề từ trẻ. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn tự quyết định liệu con bạn đã sẵn sàng một mình chưa. Trẻ có sợ khi phải ở một mình không? Trẻ có mau buồn chán không? Trẻ giải quyết vấn đề từ sức ép xã hội như thế nào? Trẻ đáp lại người lạ như thế nào? Trẻ có biết các thao tác sơ cấp cứu không? Trẻ có thể độc lập làm bài tập hay việc nhà không? Trẻ có biết hàng xóm khu nhà bạn không? Trẻ có hòa thuận với anh chị em không? Trẻ có biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp không? Trẻ có thường quyết định đúng đắn không? Trẻ có thể tự giải quyết các vấn đề đơn giản không? Trẻ có dễ hoảng sợ không?

Nếu sau khi trả lời tất cả các câu hỏi trên, bạn vẫn cảm thấy an toàn khi để trẻ ở nhà một mình, hãy lên kế hoạch và thảo luận các quy định và biện pháp an toàn với trẻ. Các hướng dẫn, phạm vi và giới hạn nhất quán sẽ giúp trẻ hiểu những gì nên và không nên làm khi ở nhà một mình. Bạn có thể áp dụng thêm những biện pháp phòng ngừa như sử dụng mật khẩu khi ai đó đến trước cửa, trả lời các cuộc điện thoại, qua nhà bạn của trẻ và các vấn đề an toàn khi trẻ rời khỏi nhà. Bạn cũng có thể cân nhắc các quy định gia đình với những hạn chế rõ ràng trong việc cho bạn vào nhà chơi, rời khỏi nhà, sử dụng điện thoại, để lại tin nhắn và đồ ăn nhẹ. Điều quan trọng là hãy ghi lại những quy định về an toàn và dán đâu đó trong nhà để trẻ có thể dễ dàng tìm thấy.

Một trong những vấn đề quan trọng phải giải quyết khi để trẻ một mình là hạn chế sự sợ hãi, cô đơn và chán chường. Theo tự nhiên, trẻ sẽ trải qua cảm giác sợ hãi khi ở một mình. Thảo luận trước với trẻ các tình huống xấu có thể xảy ra sẽ giúp giảm nỗi sợ hãi ở trẻ. Khuyến khích trẻ nói về những cảm giác của trẻ. Giữ thái độ giao tiếp mở để bạn có thể nhận thức được nỗi lo lắng và sợ hãi của trẻ. Trẻ thường trải qua cảm giác cô đơn trong các tình huống phải tự thân một mình là do trẻ không biết cách sử dụng thời gian hợp lý.

Chính vì vậy, cần tạo cho trẻ có trách nhiệm làm việc nhà để giúp trẻ cảm thấy như đang hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sẽ là một ý tưởng hay khi bạn sắp xếp để trẻ có thể dành một ngày mỗi tuần ở thư viện hoặc chơi với bạn bè và bạn cần thu xếp để đón trẻ từ đó. Việc kiến thiết thời gian trong suốt thời điểm trẻ phải tự thân một mình sẽ giúp triệt tiêu nỗi sợ hãi, cô đơn và buồn chán.

Bạn cũng cần lưu ý quan trọng là tất cả bọn trẻ đều không thể gánh lấy những trách nhiệm này. Một vài trẻ có thể tự chăm sóc bản thân trong một thời gian ngắn nếu trẻ được chuẩn bị kỹ càng, nhưng sẽ không an toàn khi cho rằng mọi trẻ đều có thể tự chăm sóc bản thân. Bạn và con bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu bạn dạy con những kiến thức về an toàn, các quy định trong gia đình, và các cách để xử lý tình huống khẩn cấp khi trẻ ở nhà một mình.

Linh Lan-marrybaby.vn

Đã xem: 152
Ngày đăng: 26-05-2020

Đánh giá

nhakhoahoanggiabienhoa
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bạn biết Chocontre.vn qua:
Google, Yahoo, Bing,..
Facebook, Zalo, Youtobe,...
Email
Được giới thiệu
Khác

gheandamdieuchinhdocaoconemmastela1013aghi3nguyen_kim_giam_gia
7625389073840234373aobauemum44
Chocontre.vn Mục yêu thích Liên hệ chúng tôi Lưu ý người dùng Liên kết

Trang chủ
Giới thiệu
Tuyển dụng
Hợp tác
Từ thiện
Quảng cáo

Cho con trẻ
Cẩm nang gia đình
Alo bác sỹ
Tin tức
Clip hay
Diễn đàn

 facebook_icon google_icon youtube_icon

Email: chocontre@gmail.com

Hotline: 0251 368 6262

 

Câu hỏi thường gặp

Điều khoản sử dụng

Quy định diễn đàn

Chính sách riêng tư